TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂ Y ĐÔ T A Y DO UNIVERSIT Y

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Business Administration Faculty

qtkd@tdu.edu.vn

NGÀNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KINH DOANH QUỐC TẾ

I. GIỚI THIỆU NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

   Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực hấp dẫn mang lại nguồn ngoại tệ dồi dào cho quốc gia và nguồn thu nhập cao cho các đối tượng tham gia.

   Chương trình học đề cập đến các vấn đề tổng quan về kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa; hội nhập kinh tế, tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Kiến thức của chương trình giúp người học trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu hoặc một nhà quản lý xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.

   Chương trình đào tạo ngành Kinh Doanh Quốc Tế của trường Đại Học Tây Đô cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu và có tính ứng dụng thực tế, để thực hiện các công việc liên quan đến Kinh doanh quốc tế tại các công ty, doanh nghiệp các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

   Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về Kinh doanh quốc tế như: kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, quản trị kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế, marketing quốc tế, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ hải quan và kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh.

   Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu. Các học phần chuyên ngành được giảng dạy bởi chuyên gia từ các cơ quan, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam và nước  ngoài. Các môn học nghiệp vụ được thiết kế mang tính thực tiễn cao với sự hỗ trợ, tư vấn từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistic Việt Nam, VCCI .

II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH.

   Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh Doanh Quốc Tế hệ chính quy được tổ chức theo tín chỉ, với tổng số tín chỉ là 141 tín chỉ. Thời gian đào tạo là 3,5 năm, mỗi năm có ba học kỳ chính.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

   Phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực lấy người học làm trung tâm. Có thể khẳng định đây là một lợi thế của Đại học Tây Đô đúng như tên gọi – hiện đại, tích cực. Xu hướng đề cập đến mức độ vai trò của người học và người giảng dạy. Theo đó, người học có vai trò lớn hơn trong việc quản lý việc học tập của mình, đồng thời vai trò của giảng viên cũng thay đổi từ vai trò là nguồn kiến thức sang vai trò là người hướng dẫn học viên tiếp cận và tìm tòi khai thác các nguồn kiến thức sẵn có.

   Trước mỗi buổi học, sinh viên được giới thiệu chương trình học và cách thức tự học. Những vấn đề được giảng viên khơi gợi để sinh viên tìm hiểu trước khi lên lớp và thảo luận tại lớp. Việc này giúp cho sinh viên có khả năng tư duy độc lập, khả năng tự lập. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham dự các hội thảo, các buổi thảo luận chuyên đề và được thực tập tại các cơ quan doanh nghiệp vào năm học cuối.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

   Sau khi tốt nghiệp Sinh viên có khả năng đảm nhận các vị trí công tác sau:

   - Cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước; 

   - Cán bộ các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

   - Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh;

   -  Chuyên viên quản lý phân phối, quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế; quản trị hậu cần kinh doanh quốc tế; quản lý bán hàng quốc tế, ngân hàng quốc tế; 

   - Chuyên viên quản trị thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị đầu tư quốc tế, quản trị logistics kinh doanh quốc tế, quản lý bán hàng quốc tế;

   - Chuyên viên hải quan;

   - Chuyên viên thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại;

   - Đại diện bán hàng quốc tế, marketing; 

   - Tư vấn kinh doanh quốc tế;

   -Tham gia giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo về kinh doanh quốc tế…

Copyright © 2024

Bản quyền thuộc về Trường Đại học Tây Đô - Được phát triển & thiết kế bởi Ban Quản trị Thông tin & Truyền thông